Tìm kiếm thuật ngữ

Tra cứu thông tin - Từ - Tài liệu kinh tế về lĩnh vực tài chính & chứng khoán

tìm kiếm theo
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Tin mới nhất

Thông tin chung

THUỘC NHÓM
Bản chất, chức năng, vai trò của hạch toán kế toán

SỐ LƯỢT XEM
741

NGÀY CẬP NHẬT
07/09/2013

Nguyên tắc giá gốc / Historical cost principle

Theo nguyên tắc Giá gốc (Historical cost principle hay Cost principle), tài sản nói chung, đặc biệt là tài sản dài hạn (Long-term asset), được ghi nhận theo giá mua gốc ban đầu, hay còn gọi là nguyên giá.

Nguyên tắc này không quan tâm đến giá trị thanh lý (Liquidation value) hoặc giá trị thị trường (Market value) của tài sản.

Nguyên tắc giá gốc được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán, vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin giá trị của các nguồn lực do doanh nghiệp mua hoặc phát triển.

Chế độ kế toán các nước thường yêu cầu tài sản được báo cáo trong bảng cân đối kế toán dựa trên giá trị nguyên giá. Nguyên giá chứ không phải là giá trị hợp lý, giá trị thay thế, hoặc giá trị sử dụng được sử dụng để ghi lại các tài sản bởi vì có thể được kiểm tra dễ dàng hơn.

Bằng cách yêu cầu các giao dịch được ghi nhận với nguyên giá, kế toán có thể hạn chế khả năng phóng đại giá trị tài sản.

Tuy nhiên, nguyên tắc giá gốc cũng có hạn chế trong việc cung cấp các thông tin cho các bên liên quan biết về tiềm năng của tài sản doanh nghiệp (có thể cao hơn/thấp hơn so với giá trị ghi nhận trên sổ sách kế toán.

Vì vậy, trong các giao dịch, các tài sản của doanh nghiệp thường được định giá lại cho hợp với giá trao đổi trên thị trường (marked to market).

Nguồn: ST

Thuật ngữ cùng chủ đề Tất cả

Thuật ngữ mới nhấtTất cả