Tìm kiếm thuật ngữ

Tra cứu thông tin - Từ - Tài liệu kinh tế về lĩnh vực tài chính & chứng khoán

tìm kiếm theo
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Tin mới nhất

Ngày thứ Hai đen tối/Black Monday

.

Thông tin chung

THUỘC NHÓM
Thị trường chứng khoán

SỐ LƯỢT XEM
710

NGÀY CẬP NHẬT
19/03/2009

Ngày thứ Hai đen tối / Black Monday

Thứ Hai, ngày 19 tháng 10 năm 1987 đã đi vào lịch sử nước Mỹ - ngày hoang mang cực độ của ngành tài chính Mỹ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 508,32 điểm, tương ứng 22,6% - mức giảm kỉ lục trong lịch sử thị trường chứng khoán. Hậu quả của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ, mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Vào cuối tháng 10, các thị trường đều ghi nhận sự sụt giảm ghê gớm: Úc - 41,8%; Canada - 22,5%; Hồng Kông - 45,8%; Anh - 26,4%.

Nguyên nhân của thảm hoạ này bắt nguồn từ mối quan ngại của các nhà đầu tư về tình trạng thâm hụt trong cán cân thương mại của Mỹ nói riêng và thâm hụt thương mại quốc tế nói chung, sự chỉ trích của Mỹ với chính sách kinh tế Tây Đức, những tác động tiêu cực của việc áp dụng công nghệ máy tính tự động hoá trong giao dịch mua bán chứng khoán, và khả năng suy giảm các chỉ số chứng khoán tương lai do bởi chương trình giao dịch được vi tính hoá.

Vào năm 1986, nước Mỹ không còn giữ được tốc độ hồi phục kinh tế nhanh như trước nữa, nền kinh tế phát triển chững lại. Sang năm 1987 thị trường chứng khoán Mỹ đạt những bước tiến nhảy vọt, đạt đến đỉnh điểm vào tháng 8, nhưng tiếp sau đó là một chuỗi ngày thị trường tụt dốc thê thảm. Cuối tháng 8, nhiều quan sát viên cảnh báo rằng nền kinh tế có những dấu hiệu đáng ngại, và thị trường giờ rơi vào tình trạng tụt dốc thảm hại. Tuy nhiên, quan điểm này không được tán đồng rộng rãi ngay cả khibiên độ giao động giá của thị trường ngày càng mở rộng.

Một số ý kiến cho rằng, các nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới thảm hoạ này bao gồm kinh doanh chênh lệch chỉ số, định giá quá cao, thiếu tính thanh khoản, và tâm lý thị trường. Các lý thuyết trên đều nhằm giải thích tại sao sự đổ vỡ lại xảy ra vào đúng ngày 19 tháng 10 chứ không phải ngày nào khác, và tại sao nó lại diễn ra quá nhanh, quá mạnh, và gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ.

Nhiều người cho răng biến cố 1987 chủ yếu là do giao dịch bán ra của các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch. Lượng giao dịch này cùng với sự trợ giúp của máy tính tham đã gia ngày càng tích cực vào thị trường chứng khoán. Trong suốt những năm 1970 và đầu những năm 80, máy tính đã trở nên quan trọng trên thị trường tài chính Phố Wall. Chúng cho phép thực hiện khớp lệnh mua bán chứng khoán và các công cụ giao sau ngay lập tức với khối lượng lớn. Sau cuộc khủng hoảng, rất nhiều người đã đổ lỗi cho các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch vì họ đã bán tháo chứng khoán một cách mù quáng khi thị trường giảm giá, khiến cho mức giá sụt giảm nhanh hơn, đồng thời gây ra tâm lý hoang mang trong giới đầu tư. Tuy nhiên một số người khác lại cho rằng cuộc khủng hoảng này xảy ra là điều tất yếu.

Nhà kinh tế học Richard Roll tin rằng sự suy giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu là điều đương nhiên sẽ xảy ra và phủ nhận lập luận cho rằng kinh doanh chênh lệch là lý do dẫn tới khủng hoảng. Ông Roll cho rằng chiến lược kinh doanh này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ. Nếu kinh doanh chênh lệch gây ra sự suy giảm của thị trường thì tại sao các thị trường như Úc và Hồng Kông nơi mà kinh doanh chênh lệch không phổ biến, vẫn suy giảm? Cuộc khủng hoảng bắt đầu và ngày 19 tháng 10 tại Hồng Kông, lan sang phía Tây đến Châu Âu, và tấn công vào thị trường Mỹ chỉ sau khi Hồng Kông và các thị trường khác đã suy giảm ở mức đáng kể.

Một lý thuyết phổ biến khác cho rằng cuộc khủng hoảng là kết quả của sự tranh chấp về chính sách tiền tệ giữa các nước công nghiệp G7, theo đó Mỹ muốn nâng giá đồng đôla và kiềm chế lạm phát nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn các nước Châu Âu. Theo quan điểm này, cuộc khủng hoảng nổ ra là do thị trường chứng khoán Hồng Kông - trợ lực của đồng đôla - sụp đổ. Vì thế gây ra ảnh hưởng lan rộng.

Ảnh hưởng của cuộc suy thoái đã phá vỡ thị trường tài chính, thậm chí gây ra khủng hoảng đối với ngành bảo hiểm và tiết kiệm - cho vay ở Mỹ. Sự suy thoái đã để lại những hậu quả sâu sắc cho bang New England và Texas bởi vì hai bang này có mối liên hệ mật thiết nhất đối với ngành bảo hiểm và tiết kiệm - cho vay.

.

Nguồn: tincophieu

Thuật ngữ cùng chủ đề Tất cả

Thuật ngữ mới nhấtTất cả