Tìm kiếm thuật ngữ

Tra cứu thông tin - Từ - Tài liệu kinh tế về lĩnh vực tài chính & chứng khoán

tìm kiếm theo
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Tin mới nhất

Thâm hụt ngân sách/Budget Deficit

.

Thông tin chung

THUỘC NHÓM
Kinh tế vĩ mô

SỐ LƯỢT XEM
2824

NGÀY CẬP NHẬT
11/06/2010

Thâm hụt ngân sách / Budget Deficit

Thâm hụt ngân sách là chi tiêu của nhà nước vượt quá số thu, trong bất cứ năm tài chính nào. Các khoản thu của nhà nước chủ yếu dưới hình thức đánh thuế vào cá nhân và doanh nghiệp nhưng cũng có những khoản thu khác như bán các trái  phiếu trong các xí nghiệp công và tư.
Thiếu hụt ngân sách là một công cụ của chính sách tài chính để kích cầu và tạo công ăn việc làm trong nền kinh tế.
Một chính sách như thế đã được Keynes đề ra trong những năm 1930 để đối phó với sự suy thoái xảy ra vào thời kỳ đó. Nhận thức trước đó là Nhà nước phải hoạt động trong một ngân sách cân bằng, cho p  hép nền kinh tế đáp ứng theo cách riêng của nó mà không có sự can thiệp của Nhà nước. Keynes lập luận rằng, Nhà nước phải can thiệp bằng cách cố ý làm mất cân bằng ngân sách của mình để làm cho tổng cầu tăng lên khi nền kinh tế suy thoái và ngược lại.
Từ chiến tranh thế giới thứ II trở đi, đa số các Chính phủ ở châu Âu có khuynh hướng hoạt động trong tình trạng ngân sách thiếu hụt để giữ cho người có việc làm cao hơn và để kích thích sự tăng trưởng lâu dài và để gây ảnh hưởng đến các chính sách phản chu kỳ, chắc chắn sẽ dẫn đến gây lạm phát.
Do đó, cả hai yếu tố thời gian và sự quá lớn về chi tiêu so với thu nhập có tầm quan trọng lớn lao.
Thặng dư ngân sách là sự đối nghịch với thiếu hụt ngân sách.
.

Nguồn: ST

Thuật ngữ cùng chủ đề Tất cả

Thuật ngữ mới nhấtTất cả