Chức năng chính
Trang chủ Pedia
Giới thiệu
Hỏi / Đáp
Góp ý
Trợ giúp
Danh mục Tra cứu
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô
Kinh tế lượng và thống kê
Tiền tệ
Ngân hàng
Thị trường chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Phân tích cơ bản
Phân tích kỹ thuật
Bảo hiểm
Kế toán
Kiểm toán
Khảo sát thị trường
Bạn đánh giá chất lượng thuật ngữ của VietstockPedia như thế nào?

Bạn đánh giá về giao diện VietstockPedia như thế nào?

Tìm kiếm thuật ngữ :
Tìm kiếm theo:  AĂÂBCDĐEÊFGHIJKLMNOÔƠPQRSTUƯVXYWZ
Kinh tế học tân cổ điển (Neoclassical economics)
 
Tiếng Pháp:
Thuộc nhóm : Các trường phái Kinh tế học vĩ mô Số lượt xem : 795
Người gửi : AdminPedia Ngày gửi : 19/09/2013 10:56:57
Lượt bình chọn : 0 Điểm trung bình : 0

Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung - cầu dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của người tiêu dùng trong điều kiện một ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện chi phí bị giới hạn. Kinh tế học tân cổ điển khởi đầu bằng kinh tế học vi mô từ nửa cuối thế kỷ 19; và đến nay hầu hết các lý luận kinh tế học vi mô đều là do họ đóng góp. Kinh tế học tân cổ điển đóng góp vào kinh tế học vĩ mô chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó phối hợp với kinh tế học Keynes để tạo ra cái gọi là Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp.

Thorstein Veblen trong tác phẩm Preconceptions of Economic Science công bố năm 1900 đã dùng cụm từ tiếng Anh ""Neoclassical economics"" để gọi thứ kinh tế học về giá trị cận biên thời ấy khi phân biệt nó với kinh tế học cổ điển (hay kinh tế chính trị cổ điển) do Adam Smith khai sinh và thứ kinh tế học của trường phái Áo. ""Neoclassical economics"" được dịch ra tiếng Việt thành ""Kinh tế học tân cổ điển"". Sau này, có một trường phái kinh tế học mới xuất hiện, đầu tiên ở Hoa Kỳ, tuy có gốc rễ từ kinh tế học tân cổ điển nhưng lại được xếp riêng thành một trường phái, gọi là ""New classical economics"". Tên phái mới này hay được dịch ra tiếng Việt thành ""Kinh tế học cổ điển mới"". Nhầm lẫn hay xảy ra khi gọi tên Neoclassical economics và New classical economics, kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học cổ điển mới.

Sở dĩ gọi là kinh tế học tân cổ điển là vì các học thuyết này tiếp thu, kế thừa các chủ đề quan tâm của kinh tế học cổ điển, song sử dụng cách thức tiếp cận (phương pháp luận) mới.

Bình chọn
Điểm trung bình
   
Bình chọn
Files đính kèm
Những bài viết bổ sung
Các bài viết / thuật ngữ liên quan

Danh mục thảo luận
Viết bài bổ sung / thảo luận
Viết bài :
Nội dung bổ sung:
Xem thêm (Tags):
  Đăng nhập trước khi gửi bài
Thống kê
   Số lượng thuật ngữ : 1966
   Số bài bổ sung : 1
   Số bài thảo luận : 8
   Số bài hỏi / đáp : 368030
Thành viên
Liên kết Web