Chức năng chính
Trang chủ Pedia
Giới thiệu
Hỏi / Đáp
Góp ý
Trợ giúp
Danh mục Tra cứu
Khảo sát thị trường
Tìm kiếm thuật ngữ :
Tìm kiếm theo:  AĂÂBCDĐEÊFGHIJKLMNOÔƠPQRSTUƯVXYWZ
Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)
 
Tiếng Pháp:
Thuộc nhóm : Kinh tế vĩ mô Số lượt xem : 12916
Người gửi : AdminPedia Ngày gửi : 22/03/2014 09:16:26
Lượt bình chọn : 1 Điểm trung bình : 1

Quá trình Công nghiệp hóa hoặc một cuộc cách mạng công nghiệp là một quá trình thay đổi về xã hội và kinh tế theo đó một nhóm người được chuyển từ một xã hội tiền công nghiệp (một nền kinh tế trong đó lượng tư bản tích lũy trên đầu người thấp) đến một xã hội công nghiệp (một nền kinh tế tư bản phát triển đầy đủ).

Đó là một quá trình hiện đại hóa rộng hơn, những thay đổi về xã hội và kinh tế này liên quan chặt chẽ đến những cải cách trong công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của ngành năng lượng trên quy mô lớn, và sản xuất nguyên vật liệu theo phương pháp khoa học. Công nghiệp hóa cũng mang đến một số thay đổi trong tâm lí học, và nhân sinh quan.
Các cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới bắt đầu vào thế kỉ thứ 18 đến thế kỉ 19 ở vùng Tây Bắc nước Anh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 xảy ra với các thay đổi về năng lượng, động cơ đốt trong, và dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Vào thế kỉ thứ 16 và 17, nước Anh chứng kiến sự ra tăng đột ngột trong sản lượng nông nghiệp vì vậy được gọi là Cách mạng nông nghiệp, điều này cho phép dân số ra tăng nhanh chưa từng thấy, giải phòng 1 tỉ lệ nhân lực lớn, và như vậy là động lực thúc đẩy các cuộc cách mạng công nghiệp.

Nhân công không yêu thích nghề nông bởi vì đất đai thiếu thốn, ngoài ra, điều này còn không cần thiết bởi vì năng suất lao động nông nghiệp đã được cơ giới hóa cho phép một người nông dân có thể làm việc gấp nhiều người lao động chân tay trước kia. Mặt khác, các kĩ thuật canh tác mới đòi hỏi số máy móc nhiều hơn, và các công cụ sản xuất khác thường được cung cấp bởi các thợ thủ công. Các thợ thủ công này đã phải thuê thêm nhân công để tăng sản lượng và đáp ứng với nhu cầu trên thị trường. Ngành kinh doanh của họ cùng với việc thiếu kinh nghiệm của các công nhân mới đã kích thích việc hợp lí hóa và tiêu chuẩn hóa các công đoạn làm việc trong các công trường và vì vậy dẫn tới sự phân công lao động, đó là hình thức nguyên thủy của chủ nghĩa Fordism. Quá trình tạo ra sản phẩm được chia ra thành các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn dần đần được cơ giới hóa để tăng năng suất, và sau đó là thu nhập. Việc tích tụ tư bản cho phép các vụ đầu tư vào việc sáng tạo và ứng dụng phương pháp kĩ thuật mới, từ đó nuôi dưỡng quá trình công nghiệp hóa hình thành.

Cơ giới hóa sản xuất trải rộng ở các nước Tây và Bắc Âu cho đến các nước thuộc địa của anh, làm cho các nước đó trở thành giầu có nhất lúc bấy giờ, và tạo ra một thế giới ngày nay gọi là Phương Tây.

Bình chọn
Điểm trung bình
   
Bình chọn
Files đính kèm
Những bài viết bổ sung
Các bài viết / thuật ngữ liên quan

Danh mục thảo luận
Viết bài bổ sung / thảo luận
Viết bài :
Nội dung bổ sung:
Xem thêm (Tags):
  Đăng nhập trước khi gửi bài
Thống kê
   Số lượng thuật ngữ : 1966
   Số bài bổ sung : 1
   Số bài thảo luận : 8
   Số bài hỏi / đáp : 337460
Thành viên
Liên kết Web